Virus Chlamydia là gì? Nhiễm Chlamydia có nguy hiểm không?

Virus Chlamydia là gì?

Khuẩn Chlamydia là nguyên nhân gây ra một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý mà còn khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti mỗi khi gần gũi bạn tình. Chính vì vậy, trong biết viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về virus chlamydia là gì và các phương thức lây truyền của chúng để có cách dự phòng tốt nhất cho bản thân nhé! 

Virus Chlamydia là gì? Đây là một chủng vi khuẩn siêu vi, không có khả năng phát triển bên ngoài tế bào sống. Chúng có chu kì nhân lên bất thường và rất nhanh. Chỉ từ khoảng 48 – 72 giờ khi tiếp xúc với cơ thể người nhiễm, khuẩn Chlamydia sẽ tấn công tế bào khiến chúng bị phá hủy và giải phóng ra thể nhiễm trùng. 

Virus Chlamydia là gì?

Có rất nhiều người biết về bệnh Chlamydia nhưng không rõ virus Chlamydia là gì? Tên đầy đủ của loại vi khuẩn này là Chlamydia Trachomatis. Đây là loại vi khuẩn đặc biệt giống như siêu vi gây ra bệnh Chlamydia – một trong những bệnh lây lan qua đường quan hệ tình dục thường gặp nhất hiện nay.

Khuẩn Chlamydia còn gọi là khuẩn nội bào do không thể tự tổng hợp các chất có năng lượng phân tử cao. Sau mỗi chu kì nhân lên, khuẩn Chlamydia có thể phát triển thành 3 biến thể sinh học có biểu hiện lâm sàng và đặc điểm khác nhau.

Virus Chlamydia là gì? Có đặc điểm như thế nào?
Virus Chlamydia là gì? Là khuẩn siêu vị gây ra một trong những bệnh lây lan qua đường tình dục phổ biến là bệnh Chlamydia.

– Biến thể 1 (Trachoma – serovars A,B,C) là biến thể gây ra bệnh mắt hột.

– Biến thể 2 gây ra các bệnh liên quan đến đường sinh dục như: viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng… Bệnh có thể có triệu chứng hoặc không có triệu chứng rõ ràng nên thường rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu.

– Biến thể 3 là biến thể gây ra bệnh hột xoài hay còn gọi với tên u lympho sinh dục. Triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện từ 1 – 4 tuần sau khi nhiễm khuẩn Chlamydia. Sau đó, bên ngoài cơ quan sinh dục sẽ có hiện tượng nổi bóng nước, lở loét, hạch bạch huyết sưng to, áp xe hình thành và một số triệu chứng như sốt, nôn mửa, đau nhức cơ có thể xảy ra. 

Con đường lây truyền của khuẩn Chlamydia 

Vi khuẩn Chlamydia chủ yếu lây truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Mọi hình thức quan hệ như quan hệ miệng, quan hệ hậu môn đều có nguy cơ nhiễm khuẩn Chlamydia chứ không riêng gì quan hệ qua đường âm đạo. 

Tất cả những người có hoạt động tình dục đều có khả năng lây nhiễm khuẩn Chlamydia. Bạn tình càng nhiều thì nguy cơ lây nhiễm càng cao. 

Chlamydia còn có thể lây truyền theo con đường từ mẹ sang con. Thông qua quá trình sinh nở, khuẩn Chlamydia từ cơ thể mẹ có thể theo dịch ối mà lây sang cho thai nhi. Đồng thời phụ nữ mang thai khi nhiễm thêm vi khuẩn Chlamydia, sức khỏe cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các biến chứng gây ra. 

Virus Chlamydia là gì? Con đường lây nhiễm khuẩn Chlamydia
Con đường lây nhiễm khuẩn Chlamydia phổ biến nhất là qua đường quan hệ tình dục không an toàn.

Ngoài ra, khuẩn Chlamydia còn có những phương thức lây lan gián tiếp khác như:

– Tồn tại trong các vật dụng cá nhân như khăn lau, sextoy, quần lót…Nếu như sử dụng chung các vật dụng này lâu tại vùng kín thì cũng sẽ có khả năng nhiễm Chlamydia.

– Thông qua nguồn nước, vi khuẩn Chlamydia cũng có thể tấn công cơ thể người lành nhưng trường hợp này rất ít khi xảy ra. Thông thường, tỷ lệ nhiễm Chlamydia qua nguồn nước xảy ra cao hơn ở những khu vực sống ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém. 

Triệu chứng khi nhiễm khuẩn Chlamydia

Có thể bạn chưa biết, nhưng hầu hết những người bệnh Chlamydia không có triệu chứng rõ ràng. Nếu có, thường các triệu chứng sẽ bắt đầu ngay sau một vài tuần kể từ khi quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh. Các dấu hiệu bao gồm:

Đối với nam giới 

Bộ phận sinh dục tiết ra dịch bất thường. Thường tiết nhiều vào buổi sáng, lượng dịch có thể ít hoặc vừa và có màu sắc ngả vàng hoặc trắng đục. 

Có các biểu hiện của viêm niệu đạo như: cảm giác nóng rát dọc theo niệu đạo và khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, thi thoảng bị khó tiểu.

Một hoặc cả hai bên tinh hoàn sưng đau, nóng sốt. 

Đối với nữ giới 

Dịch âm đạo và khí hư ra nhiều hơn bình thường. Dịch có màu sắc lạ như vàng nhạt hoặc trắng và có mùi hôi.

Có cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu.

Ngoài ra, khi quan hệ qua đường hậu môn cũng có lây bệnh Chlamydia với các triệu chứng sau: 

– Đau thắt vùng lưng và vùng chậu

– Tiết dịch hoặc chảy máu trực tràng

Riêng các biến thể Chlamydia gây ra bệnh đau mắt hột sẽ có các triệu chứng xuất hiện ở vùng mắt như: viêm kết mạc mắt, đau mắt, mắt ửng đỏ… 

Nhiễm vi khuẩn Chlamydia có nguy hiểm không?

Vi khuẩn Chlamydia có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và nhiều bệnh lý kèm theo như:

Tử cung, buồng trứng, vòi trứng và các bộ phận khác trong hệ cơ quan sinh sản có khả năng bị dính và bít tắc vào nhau bởi các dải xơ mỏng do Chlamydia gây ra.

Vi khuẩn Chlamydia gây viêm niệu đạo có thể di chuyển ngược lên đường sinh dục dẫn đến các bệnh lý vùng chậu và làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung hoặc vô sinh.

Đối với phụ nữ mang thai, mắc thêm bệnh Chlamydia làm tăng nguy cơ vỡ ối non, nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn hậu sản, sinh non và truyền bệnh cho con.

Làm tăng nguy cơ nhiễm HIV nếu xảy ra phơi nhiễm.

Ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện nếu đồng thời nhiễm cả 2 loại vi khuẩn Chlamydia và HPV – cũng là một loại virus lây lan qua đường tình dục.

Riêng với nam giới, khi mắc bệnh Chlamydia ở bộ phận sinh dục sẽ gây nên tình trạng viêm tinh hoàn và mào tinh, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. 

Đôi khi, nhiễm vi khuẩn Chlamydia qua đường sinh dục còn gây ra biến chứng viêm khớp kết hợp với tổn thương niêm mạc da và viêm niệu đạo. 

Dự phòng lây nhiễm khuẩn Chlamydia thế nào mới đúng?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng do Chlamydia gây ra chính là dự phòng lây nhiễm loại vi khuẩn này. Tất cả phụ nữ ở độ tuổi dưới 25 được khuyên nên đi tầm soát bệnh Chlamydia ít nhất 1 lần mỗi năm. Tầm soát hàng năm cũng được khuyến cáo ở những phụ nữ trung niên và lớn tuổi hơn nếu có các yếu tố dễ lây nhiễm như: có bạn tình mới hoặc quan hệ với nhiều đối tác.

Tất cả các thai phụ nên sàng lọc Chlamydia để bảo vệ sức khỏe bản thân và hạn chế lây nhiễm cho trẻ. 

Virus Chlamydia là gì? Cách phòng tránh tốt nhất
Đối với phụ nữ mang thai nên sàng lọc Chlamydia càng sớm càng tốt để tránh lây truyền bệnh từ mẹ sang con.

Không may nhiễm bệnh Chlamydia cần tuân thủ phác đồ điều trị và áp dụng những phương pháp dự phòng lây nhiễm cho bạn tình để hạn chế khả năng lây lan bệnh.

Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường ở bộ phận sinh dục như: dịch tiết có màu sắc lạ, mùi hôi, nóng rát khi đi tiểu…thì nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán kịp thời.

Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với 1 đối tác, không quan hệ bừa bãi vì dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội.

Người mắc bệnh Chlamydia không nên tiếp tục quan hệ tình dục cho đến khi điều trị dứt điểm để tránh viêm nhiễm lan rộng và trầm trọng hơn. 

Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về virus chlamydia là gì? Cũng như triệu chứng và cách phòng bệnh Chlamydia như thế nào để có thể chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và đối tác khi quan hệ tình dục nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *